QRコード
QRCODE
アクセスカウンタ
読者登録
Chúng tôi sẽ gửi những bài viết mới nhất đến địa chỉ email đăng ký. Xóa Tại đây
Số lượng người đọc hiện tại là 1 người
プロフィール
いのっち

2014/05/19

19 May 2014

Hiện nay trên các trang báo đang rất sôi nổi về đề tài Trung Quốc dùng hành động mang tính cưỡng bức bằng vũ lực. Các nước xung quanh bao gồm cả Việt Nam và Nhật Bản cần phải đoàn kết để ngăn chặn hành động xâm lược của Trung Quốc. Tuần này tôi xin gửi đến phản ứng của Nhật Bản đối với sự kiện lần này.

Trước tiên là chính phủ Nhật Bản.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga trong cuộc họp báo sáng ngày 8 tháng 5 đã phát biểu “Chính phủ Nhật Bản chúng tôi thực sự lo lắng trước những thông tin về việc nhiều tàu thuyền của Việt Nam đã bị hư hại và một số người bị thương. Chúng tôi quan ngại trước những căng thẳng ngày càng leo thang trong khu vực. Chúng tôi nhìn nhận, vụ việc đâm tàu này là một trong các hành động đơn phương và khiêu khích của Trung Quốc trong các hoạt động xâm lấn trên biển”.

Ông còn bình luận: “Chúng tôi mong muốn các bên cần phải bảo vệ Luật pháp quốc tế và không thực hiện những hành động làm căng thẳng thêm tình hình và quyết liệt yêu cầu các bên phải cố gắng kiềm chế”.

Ngoài ra, tôi xin giới thiệu bài xã luận của tờ báo Sankei, là một trong những tờ báo lớn của Nhật.

Trung Quốc đã tiến hành đặt giàn khoan tại quần đảo Hoàng Sa (tiếng Trung Quốc gọi là Tây Sa) thuộc vùng biển Trung Quốc và Việt Nam đang tranh chấp chủ quyền và đã xảy ra tình trạng tàu của hai nước đâm lẫn nhau.

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ phê phán “Đặt giàn khoan trong vùng biển tranh chấp là hành động mang tính khiêu khích”, còn Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga phát biểu “Chúng tôi hết sức quan ngại về căng thẳng đang leo thang trong khu vực do các hành động mang tính đơn phương”, và yêu cầu Trung Quốc kiềm chế cũng như tôn trọng luật pháp quốc tế. Đó là điều đương nhiên.

Hành động của Trung Quốc gây bất ổn và mang ý đồ thay đổi hiện trạng của khu vực bằng vũ lực, tương tự như việc xâm lấn trái phép vào biển Hoa Đông, bắt đầu từ quần đảo Điếu Ngư. Hành động này cần bị phản đối và không thể chấp nhận được.

Theo nguồn tin từ Việt Nam cho biết, Trung Quốc đã đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam từ đầu tháng này. Việt Nam đã kịch liệt phản đối và cử 30 tàu tuần tra đến, trong lúc đó Trung Quốc cũng phái đến 80 tàu và đã phun vòi rồng vào tàu của Việt Nam.

Quần đảo Hoàng Sa vào cuối năm 1974, nhân cơ hội quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc đã đem quân cưỡng chiếm vùng đảo này. Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc tuyên bố “Đây là lãnh thổ của Trung Quốc” và, việc đặt giàn khoan là “Điều chính đáng dựa trên chủ quyền của Trung Quốc”.

Chứng cứ được Trung Quốc đưa ra là “Đường lưỡi bò” đặc thù nối liền 9 điểm và bao quanh cả toàn khu vực biển Đông, và Trung Quốc cho rằng lãnh hải nằm trong đường này là thuộc chủ quyền của họ. Lãnh hải lấy cứ điểm từ đất liền này hoàn toàn sai trái và không được quốc tế công nhận.

Rõ ràng là sau khi quân Mỹ rút khỏi Philippines, Trung Quốc đã xâm lấn vào vùng tranh chấp giữa hai nước, tại vùng biển gần quần đảo Trường Sa, tàu tuần tra của Philippines đã bắt giữ tàu đánh cá Trung Quốc bị nghi ngờ đánh bắt trái phép, làm cho căng thẳng thêm leo thang.

Vấn đề là việc đề ra “Quy tắc ứng xử” trên biển mà các nước khối ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) trong đó có Việt Nam thương nghị với Trung Quốc để hướng đến việc tránh xung đột, giảm nhẹ căng thẳng hầu như không cụ thể hóa thái độ tiêu cực của phía Trung Quốc.

Để ngăn chặn thái độ và hành động này của Trung Quốc, việc quan trọng trên hết là các nước có liên quan, trong đó Mỹ giữ vai trò chủ thể tác động giữ an ninh khu vực, phải đoàn kết với nhau.

Tổng thống Mỹ Obama đợt này đã có chuyến thăm lịch sử đến các nước châu Á, và đã có bước tiến lớn trong việc hứa phòng vệ quần đảo Điếu Ngư, đưa quân trở lại Philippines để tăng cường cán cân đối trọng với Trung Quốc.

Trong quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam, nhân chuyến viếng thăm Nhật Bản của chủ tịch nước Việt Nam, hai nước đã nhất trí tăng cường hỗ trợ trong các lĩnh vực chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, bao gồm cả an toàn trên vùng biển. Nhật Bản sẽ hỗ trợ huấn luyện cảnh sát biển của Việt Nam và cung cấp các tàu tuần tra cho Việt Nam. Và cũng cung cấp cho Philippines 10 tàu tuần tra. Các chi viện như thế này từ phía Nhật Bản là rất cần thiết.

Ngoài ra, tôi cũng đã tập hợp các lời bình luận của người Nhật trên mạng vào trang dưới đây, các bạn hãy vào xem nhé.
Phản ứng trên mạng của Nhật về hành động của Trung Quốc http://recomend.vietnhat.tv/e25331.html

Và nếu các bạn muốn chia sẻ các tin tức kinh tế của Nhật Bản cho bạn bè mình thì xin các bạn hãy bảo các anh chị ấy đăng ký địa chỉ email vào trang web dưới đây nhé.
http://www.vitjp.com/biz-news



Posted by いのっち at 00:25│Comments(0)
Vui lòng nhập chính xác dòng chữ ghi trong ảnh
 
<Chú ý>
Nội dung đã được công khai, chỉ có chủ blog mới có thể xóa